Trong quá trình hoàn thiện một công trình, Sơn tường là một khâu không thể nào bỏ qua. Không chỉ là đối với những căn nhà mới, ngay cả những căn nhà cũ, cũng sẽ có lúc bạn muốn làm mới lại những bức tường. Nhưng liệu bạn đã nắm được những tiêu chuẩn khi sơn tường hay chưa? Nếu chưa, cùng xem câu trả lời sau đây nhé.
Ngôi nhà của bạn có được lâu bền hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn tiến hành xử lý mặt tường và kỹ thuật thi công. Cho nên trong giai đoạn Sơn tường, bạn không nên thực hiện vội vã, vì tiết kiệm chi phí mà bỏ qua công đoạn này đâu nhé.
1. Thành phần cấu tạo Sơn tường:
– Nhựa: chiếm từ 40%-60%. Đây là thành phần chính có trong sơn, có chứa Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Có tác dụng tạo sự liên kết giữa các thành phần, tạo nên độ kết dính và độ bền cho màu sơn.
– Bột màu: từ 7%-40%, bao gồm bột màu gốc, bột màu bổ sung, bột chống gỉ. Tác dụng đó là tạo màu, độ bền và độ cứng của lớp sơn.
– Phụ gia: từ 0%-5%, tuy chiếm không nhiều nhưng chất phụ gia này cũng có vai trò vô cùng quan trọng đó là tăng độ bền cho sơn. Trong đó, có cả độ bền về màu sắc, khả năng chịu thời tiết, độ cứng và độ phủ,…
– Dung môi: từ 10%-30%, đây là thành phần có tác dụng hòa tan nhựa và bột màu.
– Chất kết dính: chất này có tác dụng kết dính cho tất cả các loại bột màu và màng bám dính trên bề mặt vặt chất.
– Bột màu/bột độn: giữ chức năng cải tiến một số tính chất sản phẩm như: tính chất màng sơn, khả năng thi công, kiểm soát độ lắng,…
2. Tiêu chuẩn Sơn tường:
Để có những bức tường bền màu như mong muốn, bắt buộc bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản đòi hỏi Sơn tường phải có.
– Thứ nhất, đó chính là chọn loại Sơn tường có đủ các thành phần. Nhằm có đủ các ưu điểm, tránh các tác hại sau này. Một trong những loại sơn mà bạn nên dùng đó là Sơn Rego – đây là loại sơn sở hữu tất cả những ưu điểm đảm bảo cho tường nhà bạn được bền lâu.
– Chuẩn bị bề mặt sơn đạt yêu cầu.
3. Hướng dẫn Sơn tường ĐẸP, ĐÚNG:
Bước 1: Chọn sơn tường
Nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên, khâu chọn sơn lại tốn thời gian của bạn khá nhiều. Bạn nên chọn Sơn tường ngay khi có xong bản thiết kế. Nếu không biết lựa chọn bản sơn màu nào cho hợp lý, bạn có thể hỏi ý kiến các kiến trúc sư, nhà thiết kế hay tham khảo bảng màu và cách phối, chọn màu sơn theo tuổi tại Sơn Dulux. Khi tham khảo trên Sơn Dulux, bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để lựa chọn được màu ưng ý đâu.
Bước 2: Chuẩn bị hệ thống Sơn tường
Hệ thống các loại sơn tường đầy đủ, phải bao gồm:
1. Bột bả:
Loại bột bả này có tác dụng làm phẳng bề mặt sơn. Nhưng khi chọn phải chọn loại chịu mài mòn, va đập, có độ bám dính cao, thì mới tạo được lớp bề mặt nền vững chắc, không ngấm nước.
2. Lớp sơn lót:
Dùng lớp sơn lót để che lớp bột bả và đây là lớp sơn chuyển tiếp với sơn phủ tạo nên một lớp áo lót cho bức tường. Lớp sơn lót này có khả năng chống ẩm, mốc, kháng kiềm. Ngoài ra, theo kiểm nghiệm thì nó còn làm tăng độ bám dính, độ bền cho màu sơn.
3. Sơn phủ để bảo vệ và trang trí cho tường nhà:
Đây là lớp sơn quyết định bộ mặt tường nhà bạn.
Bước 3: Chuẩn bị thi công
Trước khi thi công, bạn nên chuẩn bị những thiết bị cần thiết như thùng pha, chổi quét sơn, lăn sơn, gián giáo xây dựng, đồ bảo hộ, mắt kiếng, mũ, găng tay,…
– Đầu tiên đó là vệ sinh bề mặt trước khi sơn tường.
+ Bề mặt sơn phải sạch bụi bẩn để sơn có thể bám dính tốt.
+ Trước khi tiến hành sơn, bạn nên di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí cần sơn, che chắn nền nhà, tránh bị rơi vãi.
+ Nên rải bạt, hay một lớp cát tránh sơn rơi để gây dính bẩn cho sàn nhà.
– Thi công Sơn tường:
+ Pha sơn:
Việc pha sơn với nước giúp quá trình thi công sơn tường nhà được dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần một lượng nước sạch vào thùng sơn, rồi khuấy trộn đều. Lưu ý, lượng nước thêm vào phải đảm bảo đồng đều cho tất cả thùng sơn. Thường thì sẽ theo tỷ lệ sau:
Nếu bề mặt tường được sơn trực tiếp không sử dụng bột bả, thì pha thêm nước với tỷ lệ 5% so với quy cách thùng sơn cho cả sơn lót và sơn phủ.
+ Trét bột bả:
Chính bột bả sẽ làm giảm chi phí khi sơn tường nhà cho bạn.
Bột bả của sơn được đánh giá có chất lượng cao.
+ Lên lớp sơn lót:
Sơn lót có tác dụng chống tác động trực tiếp từ tường lên lớp sơn, chống ẩm mốc và hư hỏng.
+ Lên lớp sơn phủ:
Và đây là bước cuối cùng, sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí. Cho nên cần sơn tỉ mỉ, đều tay tránh chỗ dày, chỗ mỏng, làm xấu bức tường.